Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Ba tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng, việc ổn định thai nhi là điều hết sức được ưu tiên vì giai đoạn này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi về sau. Vậy 3 tháng đầu bà bầu nên ăn gì tốt cho mẹ và em bé? Hãy cùng chúng tôi điểm qua những thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho mẹ và thai nhi nhé.

Đảm bảo thực đơn dinh dưỡng 3 tháng đầu cho bà bầu quan trọng như thế nào? 

Trong thời kỳ mang thai, bổ sung đầy đủ dưỡng chất là vô cùng cần thiết đối với bà bầu. Ngoài chế độ ăn hằng ngày, bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất từ hoa quả không những giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, mà còn giúp bà bầu an thai tốt, làm đẹp và sáng da hiệu quả, giảm cảm giác thai nghén. 

http://mixsaigon.com/public/uploads/0a9f4da083f9ad9d6da89194bfad7e6a/files/dam-bao-thuc-don-dinh-duong-cho-ba-bau-quan-trong-nhu-the-nao.jpg

Dinh dưỡng cho mẹ, khỏe cho bé

Để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết như axit folic, canxi, sắt, vitamin D,... Nếu người mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì có thể gây dị tật, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là sảy thai. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai đầy đủ, khoa học là vô cùng cần thiết để bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển toàn diện.

Thực đơn dinh dưỡng 3 tháng đầu cho bà bầu

Năng lượng

Cùng với sự phát triển của thai nhi, nhu cầu năng lượng của thai phụ cũng thay đổi đáng kể. Trung bình, bà bầu trong 3 tháng đầu cần cung cấp khoảng 2300 - 2400 kcal/ngày.

Axit folic

Axit folic là loại vitamin thiết yếu bà bầu cần bổ sung trong những tuần đầu tiên của thai kỳ giúp hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của ống thần kinh và nguy cơ sinh non thấp. Bà bầu có thể bổ sung axit folic qua các loại thực phẩm như rau màu xanh thẫm như cải xanh, rau muống, măng tây, thịt gia cầm, ngũ cốc,... Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng thêm viên uống bổ sung axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ.

Protein

Rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai. Không chỉ vậy, protein còn giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, tăng cường sản sinh máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vì vậy, bà bầu nên chú ý ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu protein như cá, đậu, trứng, thịt gà, sữa, thịt bò nạc và heo,... trong cả 3 bữa ăn. Trong giai đoạn này,bà bầu cần khoảng 85 - 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày.

http://mixsaigon.com/public/uploads/0a9f4da083f9ad9d6da89194bfad7e6a/files/thuc-don-dinh-duong-3-thang-dau-cho-ba-bau.jpg

Cung cấp dinh dưỡng mỗi ngày bé khỏe, mẹ vui

Sắt

Nhu cầu máu của trong cơ thể khi mang thai sẽ tăng lên nhiều để cung cấp cho thai nhi. Nếu cơ thể không hấp thụ đủ chất sắt, bà bầu thường có xu hướng mệt mỏi, chóng mặt và nghiêm trọng hơn là thiếu máu thai kỳ. Theo khuyến cáo, bà bầu cần được cung cấp 27mg sắt mỗi ngày để phòng ngừa thiếu máu. Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao cần tăng cường vào thực đơn ăn uống của thai phụ gồm thịt nạc, tim cật, các loại hạt, rau xanh, bưởi, bột yến mạch... Ngoài ra, bà bầu cũng có thể sử dụng thêm viên uống cung cấp sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Các nguyên tố vi lượng

Magie, selen, i-ốt, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA,... cũng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu cho bà bầu.

Canxi

Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu. Canxi giúp hình thành hệ xương khớp, răng vững chắc cho thai nhi và hỗ trợ hệ thần kinh và đông máu bình thường cho bà bầu. Nếu bà bầu không nạp đủ hàm lượng canxi trong giai đoạn này có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương và thai nhi có nguy cơ còi xương khi chào đời. Bà bầu có thể tìm đến các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, các chế phẩm từ sữa, cá, tôm, cua và các loại rau xanh,...

Vitamin A

Bà bầu cần được cung cấp đủ 600mcg vitamin A/ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin A gồm thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, rau màu xanh thẫm, củ quả màu vàng, đỏ,...

Vitamin D

Để canxi được cơ thể hấp thụ tốt, bà bầu cần bổ sung thêm vitamin D với hàm lượng trung bình khoảng 800 IU mỗi ngày theo khuyến cáo của Bộ y tế. Vitamin D sẽ giúp gia tăng hiệu quả hấp thu canxi vào răng và xương cho cả mẹ và bé, đồng thời giảm nguy cơ trẻ còi xương trong bụng mẹ. Ngoài việc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D, bà bầu có thể lựa chọn phương pháp tắm nắng sớm tự nhiên nhằm góp phần hỗ trợ phát triển hệ xương cho thai nhi cũng như hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn.

Vitamin C

Bổ sung vitamin C giúp tăng cường tái tạo collagen, tổng hợp protein có vai trò quan trọng trong sụn, gân, xương, da. Có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh cho mẹ, giúp xương bé chắc khỏe hơn. Các thực phẩm giàu C như: ổi, cam, bí đao, dưa gan, rau chân vịt,…

http://mixsaigon.com/public/uploads/0a9f4da083f9ad9d6da89194bfad7e6a/files/Vitamin-c-tot-cho-suc-khoe-me-3-thang-dau-thai-ky.jpgVitamin C tăng cường tái tạo collage tốt cho mẹ và bé

Vitamin B6

Vitamin B6 sẽ giúp giảm thiểu tình trạng buồn nôn và nôn do ốm nghén ở bà bầu. Thay vì uống thuốc, bạn hoàn toàn có thể bổ sung vitamin B6 từ các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, bơ đậu phộng, cá hồi, chuối, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó…

Để đáp ứng phù hợp sự thay đổi trong nhu cầu dưỡng chất của thai nhi, bà bầu nên lưu ý kết hợp đa dạng các loại thực phẩm và vitamin khoáng chất khác nhau để đảm bảo thai nhi không bị thiếu dinh dưỡng. Hy vọng các mẹ đã tích lũy thêm kiến thức và lựa chọn những thực phẩm thích hợp trong từng giai đoạn mang thai của mình.