Thực đơn bớt ốm nghén cho bà bầu bị nghén nặng

Thực đơn bớt ốm nghén cho bà bầu bị nghén nặng

Hầu hết bà bầu chỉ gặp phải tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu, tuy nhiên tình trạng nghén của một số chị em có thể kéo dài hơn, thậm chí nghén suốt cả thai kỳ. Vậy khi nghén nặng ăn gì để giảm bớt khó chịu đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé?

Nguyên nhân bà bầu bị nghén

Hormone HCG tăng

Hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) là nguyên nhân chính gây ra chứng ốm nghén ở bà bầu. Khi mang thai, nồng độ HCG trong cơ thể sẽ tăng lên gấp đôi, dẫn đến chứng buồn nôn, nôn ói trầm trọng. Mức độ HCG cao hay thấp còn là dấu hiệu nhận biết tuổi thai và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thai nhi.

http://mixsaigon.com/public/uploads/0a9f4da083f9ad9d6da89194bfad7e6a/files/nguyen-nhan-om-nghen-o-ba-bau.jpgHormone HCG tăng gây nghén ở bà bầu

Bên cạnh đó, lượng hormone sinh dục estrogen và progesterone tăng lên cũng góp phần khiến bà bầu gặp tình trạng nghén khi mới mang thai. Việc tăng hormone bên trong cơ thể của mẹ giúp thai nhi phát triển tốt, tuy nhiên cũng gây ra các triệu chứng ốm nghén ở bà bầu.

Hệ tiêu hóa thay đổi

Những thay đổi trong hệ tiêu hóa khi mang thai có thể làm nặng hơn triệu chứng ốm nghén. Trong thời gian đầu mang thai, mức độ progesterone tăng lên đáng kể, tác động lên tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Bên cạnh đó, progesterone còn tác động lên dạ dày, ruột và thực quản... gây ra chứng chậm tiêu hóa, thức ăn trong dạ dày không thể tiêu hóa được dẫn đến khó chịu, buồn nôn, nôn ói.

Khứu giác nhạy cảm hơn

Mức độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu thai kỳ, khứu giác sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ hơn, bà bầu dễ bị tăng cảm giác buồn nôn khi ngửi thấy mùi lạ như nước hoa, mùi cá,  khói thuốc lá, mùi xăng hay mùi thức ăn,...

Thực đơn giảm ốm nghén mà vẫn đủ dinh dưỡng cho bà bầu

Trái cây giúp bà bầu giảm nghén hiệu quả

Nghén ở phụ nữ mang thai khiến hệ tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều, khiến khẩu vị thay đổi và khó khăn trong ăn uống hơn. Bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất cần thiết và hợp khẩu vị giúp mẹ bầu ăn uống ngon hơn, ổn định hệ tiêu hóa, cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho mẹ bầu là rất cần thiết. 

http://mixsaigon.com/public/uploads/0a9f4da083f9ad9d6da89194bfad7e6a/files/trai-cay-giup-ba-bau-giam-nghen-hieu-qua.jpgTrái cây giúp cung cấp nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi

Cam

Ăn cam tươi hoặc uống nước ép từ 1 - 2 ly mỗi ngày. Giúp cung cấp vitamin C và nước dồi dào, giúp cơ thể mẹ bầu phân giải và hấp thụ sắt từ thực phẩm tốt hơn. Vị chua ngọt cùng mùi thơm dễ chịu của trái cam cũng giúp mẹ bầu đối phó tốt hơn với những cơn buồn nôn do ốm nghén. 

Dứa

Dứa chứa vitamin C giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Dứa cũng chứa gần 70% lượng mangan cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết. Đặc biệt chất xơ trong dứa còn giúp ngăn ngừa táo bón. Trong một số trường hợp, ăn dứa có thể giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng nghén khi mang thai.

Chuối

Chuối giàu vitamin C và B6, chất xơ và kali. Đây là những dưỡng chất cần thiết giúp mẹ bầu khỏe mạnh, đối phó với chứng táo bón hiệu quả trong thai kỳ. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng vitamin B6 có tác dụng giúp giảm những cơn buồn nôn khó chịu khi mang thai.

Xoài

Trong xoài có chứa vitamin A và C, giúp mẹ bầu tăng hệ miễn dịch, giúp con khỏe mạnh. Đồng thời vị chua chua tươi mát của xoài cũng giúp bà bầu trị ốm nghén hiệu quả.

Cherry

Cherry có chứa sắt, melatonin – một chất oxy hóa mạnh giúp Kích thích sự phát triển của tế bào, tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm cơn buồn nôn hiệu quả.

Thực phẩm giúp giảm nghén khi mang thai

Nghén không những làm mẹ bầu căng thẳng, mệt mỏi, mà còn suy giảm khẩu vị dẫn đến mẹ biếng ăn, con không được cung cấp đủ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Một số thực phẩm giúp mẹ giảm nghén hiệu quả.

Ngũ cốc nguyên hạt

Bột đường trong ngũ cốc sẽ giúp hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động tốt hơn, trung hòa acid dạ dày dư thừa hiệu quả, từ đó giảm cơn buồn nôn, ợ nóng, trào ngược dạ dày.

Bánh mì

Thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh quy, bánh mì nướng,.. thường được khuyên dùng để giảm ốm nghén, giảm buồn nôn. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy gần 90% bác sĩ sản khoa khuyên dùng bánh quy cho phụ nữ bị ốm nghén. Bạn nên sử dụng bánh mì hay bánh quy vào những bữa ăn nhỏ, ăn vặt, lúc dạ dày trống rỗng, sẽ giảm được cảm giác khó chịu rất nhiều đấy.

Bánh mặn

Bánh mặn là thực phẩm “cứu tinh” cho các mẹ bầu đang gặp phải cảm giác buồn nôn, khó ăn uống do thai nghén. Hãy luôn mang theo mình những chiếc bánh quy mặn để sử dụng vào buổi sáng hay những lúc bị nghén sẽ giảm khó chịu hiệu quả đấy. Cần lưu ý bà bầu có thể bị tăng huyết áp nếu ăn quá nhiều và bánh quá mặn, nên ăn lượng vừa đủ thôi nhé.

Yến chưng

Tổ yến có nhiều protein và axit amin là các tác nhân giúp nuôi dưỡng, tăng trưởng và tái tạo tế bào và do đó giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Ốm nghén khiến các mẹ rơi vào trạng thái mất sức do cảm giác nhạt miệng, không ăn được. Lúc này, những dưỡng chất trong yến sào có thể kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu, giúp cơ thể khỏe hơn, từ đó ăn ngon hơn, dần dần cải thiện triệu chứng thai nghén.

http://mixsaigon.com/public/uploads/0a9f4da083f9ad9d6da89194bfad7e6a/files/thuc-pham-giup-giam-nghen-khi-mang-thai.jpg

Thực phẩm giảm nghén hiệu quả cho bà bầu

Cháo ý dĩ

Vị thanh nhẹ từ cháo ý dĩ rất dễ ăn, lại giúp mẹ giảm nhanh triệu chứng nghén khó chịu. Nguyên liệu gồm: 100g gạo, 100g gừng, 15g ý dĩ, 20g đường đỏ. Cách nấu: Xay ỹ dĩ và gạo thành bột. Giã nhỏ gừng rồi cho hỗn hợp vào nồi, thêm nước vừa đủ đun lửa nhỏ cho chín nhừ. Lúc ăn cho thêm đường đỏ vào khuấy đều, khi cháo sôi thì bắc ra ăn nóng. Mẹ bầu nghén nặng nên ăn nóng, ngày 2 lần vào lúc đói liên tục trong 3 ngày để giảm nghén hiệu quả nhé.

Mặc dù nôn nghén khi mang thai gây nhiều khó chịu, phiền toái nhưng mẹ bầu cần lưu ý ăn đầy đủ dinh dưỡng, nên ưu tiên những món ăn dễ tiêu, mùi vị thanh nhẹ. Ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại sữa, đậu sẽ giúp cơn nghén giảm nhẹ. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên kiêng các thực phẩm cay nóng, rượu, mỡ động vật, các món ăn nhiều gia vị đậm, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Đồng thời nghỉ ngơi đầy đủ, tinh thần thoải mái để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất nhé. Trong trường hợp nghén nặng, nôn quá nhiều, mẹ cần sớm đến bệnh viện để được kiểm tra điều trị.