Bệnh thường gặp khi mang thai bà bầu nên biết

Bệnh thường gặp khi mang thai bà bầu nên biết

Những bệnh lý thường gặp ở phụ nữ thời kỳ mang thai có ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu cần trang bị kiến thức về các bệnh thường gặp để có những biện pháp phòng ngừa thật đúng cách tránh các biến chứng có thể xảy ra. 

http://mixsaigon.com/public/uploads/0a9f4da083f9ad9d6da89194bfad7e6a/files/benh-thuong-gap-khi-mang-thai-ba-bau-nen-biet.jpgNhững bệnh lý thường gặp ở phụ nữ thời kỳ mang thai

Chứng nôn nghén

Nguyên nhân của buồn nôn và nôn khi mang thai là do nồng độ hormone HCG (human chorionic gonadotropin) trong máu tăng nhanh chóng, được tiết ra bởi nhau thai. Tuy nhiên, khi có cảm giác buồn nôn và nôn mửa dữ dội, dai dẳng trong thai kỳ, nặng hơn là “ốm nghén” thông thường, có thể dẫn đến giảm cân, biếng ăn, mất nước và có thể ngất xỉu, cần điều được trị tích cực.

Huyết áp cao

Huyết áp cao gây ra áp lực tăng lên trong các động mạch. Khi mang thai, tình trạng này có thể khiến máu khó đến được nhau thai, khó cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Lưu lượng máu giảm còn có thể làm chậm sự phát triển của thai nhi và khiến mẹ có nguy cơ sinh non, bị tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ cao hơn.

Ứ mật tại gan

Ứ mật trong gan khi mang thai (ICP) là một chứng rối loạn gan xảy ra trong thời kỳ mang thai. Ứ mật tại gan thường xảy ra vào cuối thai kỳ và gây kích thích ngứa dữ dội, vị trí trên bàn tay và bàn chân hoặc nhiều bộ phận khác của cơ thể. 

http://mixsaigon.com/public/uploads/0a9f4da083f9ad9d6da89194bfad7e6a/files/ua-mat-tai-gan.jpgỨ mật tại gan thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân như tiền sử mang thai cá nhân hoặc gia đình bị ứ mật thai kỳ, tiền sử bệnh gan, mang thai đôi.

Các dấu hiệu ứ mật thai kỳ thường gặp cụ thể như ngứa, đặc biệt là trên bàn tay và bàn chân (thường là triệu chứng duy nhất đáng chú ý), nước tiểu sẫm màu, đau góc phần tư phía trên bên phải bụng không do sỏi mật, mệt mỏi hoặc kiệt sức, mất cảm giác ngon miệng, trầm cảm.

Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi một người phụ nữ không bị tiểu đường trước khi mang thai phát triển tình trạng này trong thai kỳ. Bệnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của phụ nữ và thai nhi, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, thai chết lưu hoặc sinh non.

Quản lý tình trạng bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách tuân theo một kế hoạch điều trị được vạch ra bởi bác sĩ là cách tốt nhất để giảm hoặc ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến lượng đường trong máu cao trong thai kỳ.

Bệnh nhiễm trùng

Bệnh nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm đối với mẹ và thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, thai nhi được bảo vệ khỏi nhiều căn bệnh, như cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm trùng dạ dày. Nhưng một số bệnh nhiễm trùng có thể gây hại cho cả hai mẹ con như một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể xảy ra trong khi mang thai hoặc sinh nở, có thể dẫn đến các biến chứng cho phụ nữ mang thai, em bé sau khi sinh. 

Một số bệnh có thể truyền từ mẹ sang trẻ trong khi sinh như HIV, viêm gan siêu vi, bệnh lao, bệnh lây qua đường tình dục,... Một số bệnh nhiễm trùng có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc-xin hoặc khám sàng lọc điều trị bằng cách chăm sóc theo dõi trước khi mang thai, trước khi sinh và sau sinh.

Trầm cảm

Trầm cảm rất dễ xảy ra đối với phụ nữ mang thai với các triệu chứng như tâm trạng u sầu, buồn chán, biếng ăn, mất ngủ, mất năng lượng, xấu hổ hoặc thấy tội lỗi. 

Trầm cảm khiến mẹ bầu tăng cân kém, thai nhi dễ suy dinh dưỡng, chậm phát triển tâm thần, sinh non. Khi bị trầm cảm, mẹ bầu cần được theo dõi và điều trị đúng cách trách tình huống xấu có thể xảy ra. Nếu bạn có tiền sử trầm cảm, cần cho bác sĩ biết sớm trong thai kỳ để đưa ra kế hoạch kiểm soát phù hợp.

Sinh non

Sinh non là chuyển dạ bắt đầu trước tuần 37 của thai kỳ. So với trẻ sinh đủ tháng, trẻ sinh non có nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn. Các nguy cơ ngắn hạn, gặp phải ngay sau sinh như suy hô hấp, hạ thân nhiệt, nhiễm trùng, vàng da, nhẹ cân, khó nuôi. Bên cạnh đó, trẻ non tháng cũng tăng khả năng mắc các khuyết tật về phát triển, khiếm thị và khiếm thính trong tương lai. Trẻ sinh non có tuổi thai càng nhỏ thì nguy cơ cho trẻ càng cao, đặc biệt ở tuổi thai dưới 28 tuần.

http://mixsaigon.com/public/uploads/0a9f4da083f9ad9d6da89194bfad7e6a/files/sinh-non.jpg

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non như mẹ có bệnh tăng huyết áp, tiền sản giật, nhiễm trùng tiểu, viêm cổ tử cung, ra huyết âm đạo trong thời kỳ mang thai, cổ tử cung ngắn, hở eo cổ tử cung, đa thai, ối vỡ non, nhiễm trùng ối. 

Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra. Trong trường hợp có chuyển dạ sinh non, bạn cần nhập viện để theo dõi và điều trị.

Thiếu máu

Phụ nữ mang thai cần nhiều chất sắt hơn bình thường để tăng lượng máu họ tạo ra trong thai kỳ. Thiếu máu ở bà bầu thường có biểu hiện mệt mỏi yếu sức, rụng tóc, móng tay móng chân và niêm mạc miệng môi mắt nhợt nhạt, trường hợp nặng sắc mặt trắng xanh, phù nhẹ, mất sức, đầu váng tai ù, tim hoảng hốt, hụt hơi, ăn kém, bụng đầy, rối loạn đại tiện lúc táo lúc lỏng. 

Thiếu máu ở bà bầu không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho trẻ sau này. Nguy cơ dễ sảy thai tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sanh, sinh non, con có nguy cơ bệnh tim mạch,... Tình trạng này có thể giảm bớt bằng cách bổ sung sắt và axit folic theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Hội chứng HELLP

Hội chứng HELLP là hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu ở thai phụ, thường xảy ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ, đôi khi xảy ra sau sinh. Đây là một biến thể của tình trạng tiền sản giật ở bà bầu, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, có thể dẫn đến gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu nhận biết hội chứng HELLP như nhức đầu nhiều và tăng dần, mờ mắt, khó chịu, buồn nôn, đau ngang vùng thượng vị, dị cảm tê tay chân, tăng huyết áp, qua khám phát hiện vỡ bao gan kèm máu tụ, đông máu nội mạch lan tỏa,... bà bầu cần khám bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu sau để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé.

Khó thở

Khi bắt đầu mang thai, cơ hoành - dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi với bụng tăng lên làm thay đổi quá trình hít thở của bà bầu. Bên cạnh đó, sự gia tăng nồng độ hormone progesterone cũng khiến bà bầu phải thở nhanh hơn và nhiều hơn để lấy dưỡng khí cho thai nhi, do đó, khiến bà bầu khó thở. Ngoài ra vị trí của của em bé trong bụng cũng khiến các bà bầu bị khó thở.

http://mixsaigon.com/public/uploads/0a9f4da083f9ad9d6da89194bfad7e6a/files/kho-tho-o-ba-bau.jpg

Bà bầu khó thở là tình trạng phổ biến không gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên, bị khó thở khi mang bầu sẽ trở nên đáng ngại khi có các triệu chứng đi kèm như hen suyễn nghiêm trọng, thở gấp, tim đập nhanh hoặc nhịp tim tăng cao kéo dài, thấy đau ngực hoặc bị đau khi thở, các ngón tay, chân và môi chuyển sang màu tím, xanh,... Nếu có các triệu chứng kể trên, bà bầu cần khám bác sĩ ngay để được điều trị sớm.

Trên đây là những bệnh thường gặp khi mang thai bà bầu nên biết để có những biện pháp phòng tránh kịp thời. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.